Sâm Ngọc Linh, lịch sử phát hiện

Đánh giá bài viết

Sâm Ngọc Linh, lịch sử phát hiện

Đặc điểm cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh có phần thân mang lá là thân khí sinh, thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, đường kính 4mm đến 8mm. Phần thân rễ có đường kính trung bình khoảng 1cm đến 2cm, khoảng cách giữa các thân mang lá gọi là đốt, mỗi đốt dài 0,5cm đến 0,7cm.

Từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, sâm Ngọc Linh chỉ có 1 thân mang lá, sau đó cứ mỗi 1 năm là ra 1 thân mang lá. Lá kép hình chân vịt mọc vòng 3 đến 5 lá, có răng cưa, lông mọc cả hai mặt.

Sam ngoc linh 01

Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, màu vàng nhạt, bầu một ô với 1 vòi nhụy.

Quả mọc tập trung ở trung tâm tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm. Sau hai tháng chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.

Lịch sử phát hiện cây Sâm Ngọc Linh

Trước khi được đặt tên là sâm Ngọc Linh thì nó đã có tên là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Được đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng dùng để chữa nhiều loại bệnh. Dựa trên những tin tức lưu truyền, năm 1973 người của khu Y tế Trung Trung Bộ đi điều tra và phát hiện cây sâm ở chân núi Ngọc Linh, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum.

Đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.

Núi Ngọc Linh được xác định là quê hương của cây sâm mới, sâm Ngọc Linh, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Mối

Visits: 14

error: Content is protected !!